Đang thực hiện

Ngữ pháp tiếng Nhật N4 về Kính ngữ

Thời gian đăng: 02/05/2018 15:57
Cùng Nhật ngữ SOFL học ngữ pháp tiếng Nhật N4 về Kính ngữ - hệ thống các từ ngữ , mẫu câu dùng để thể hiện sự tôn trọng, kính trọng trong tiếng Nhật nhé.
Ngữ pháp  tiếng Nhật N4 - Kính ngữ
Ngữ pháp  tiếng Nhật N4 - Kính ngữ

 
Xem thêm: Khóa học tiếng Nhật trực tuyến hiệu quả cho người đi làm.

1. Kính ngữ.

Kính ngữ gồm 1 hệ thống các từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, trợ từ…), mẫu câu dùng để thể hiện sự tôn trọng, kính trọng của người nói với người nghe hoặc người ở ngôi thứ ba (người được nhắc tới trong hội thoại giữa người nói và người nghe).

Về cơ bản, trong tiếng Nhật có nhiều trường hợp dùng kính ngữ khác nhau và người nói thường bày tỏ sự kính trọng của mình với người nghe (hoặc người được nói đến) tùy theo mối quan hệ giữa người nói với những người này.

Có ba mối quan hệ chính khi sử dụng kính ngữ:

- Người nói là người kém tuổi hơn, là cấp dưới hoặc là người có địa vị xã hội thấp hơn. Khi đó sẽ sử dụng kính ngữ với với những người nhiều tuổi hơn, với cấp trên hoặc với người có địa vị xã hội cao hơn mình.
- Người nói không có quan hệ thân thiết với người nghe (ví dụ trong lần đầu tiên gặp gỡ).
- Căn cứ vào mối quan hệ “trong” và “ngoài”: theo mối quan hệ này, người “trong” được quan niệm là gồm những người cùng một gia đình, cùng công ty… Còn người “ngoài” là những người không cùng nhóm nêu trên.
Khi người nói nhắc đến một người trong nhóm của mình với một người nhóm khác thì người được nhắc tới đó cũng được coi như ngang hàng với chính người nói dù người này có địa vị xã hội cao hơn hay nhiều tuổi hơn. Vì thế, trong trường hợp này người nói không cần dùng kính ngữ.

2. Các loại kính ngữ: Có 3 loại chính:

-  Tôn kính ngữ「尊敬語(そんけいご)」: thể hiện sự tôn trọng, tôn kính, đề cao hành vi, hành động của người nói (A) đối với người nghe (B) hoặc người được đề cập đến (C).
Tuyệt đối không sử dụng cho bản thân (A) hoặc người “trong” của (A) trong trường hợp (B) là người “ngoài”.
-  Khiêm nhường「謙譲語(けんじょうご)」: để thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường bản thân của (A) nhằm thể hiện sự kính trọng đối với (B) hoặc (C).
Tuyệt đối không sử dụng cho (B) hoặc (C) (trừ trường hợp đối với người “trong” như người trong gia đình…)
-  Thể lịch sự「丁寧語(ていねいご)」: thể hiện sự lịch sự, lễ phép nên phạm vi sử dụng khá rộng, có thể sử dụng với hầu hết các đối tượng

Ngoài kính ngữ ra, các bạn hãy học ngữ pháp tiếng Nhật khác nữa nhé. Trung tâm tiếng Nhật SOFL xin chúc các bạn học tốt.

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!

Các tin khác