Đang thực hiện

Chia sẻ 4 bảng chữ cái tiếng nhật và cách học

Thời gian đăng: 18/02/2016 15:50
Khi mới học tiếng nhật các bạn chỉ nghe rằng có 3 bảng chữ cái tiếng Nhật thế nhưng để giúp mọi người có thể làm quen và thấy dễ dàng hơn khi học tiếng nhật thì đẫ có thêm một loại chữ mới nữa suất hiện.
Chia sẻ 4 bảng chữ cái tiếng nhật và cách học
Chia sẻ 4 bảng chữ cái tiếng nhật và cách học

Tiếng nhật như mọi người vẫn nghĩ là chúng rất khó bởi chúng là ngôn ngữ tượng hình và khác hoàn toàn những chữ cái abc thân thuộc. Không những thế tiếng nhật còn có nhũng 4 bảng chữ cái tiếng Nhật khác nhau.: chữ Hán (Kanji), Hiragana, Katakana và Romaji. Điều này có lẽ sẽ là thử thách lớn với các bạn học viên tiếng Nhật.

Các bạn biết không? tuy có 4 kiểu chữ thế nhưng chỉ có ba kiểu chữ được sử dụng chính thức tức là trong một câu có thể kết hợp tất cả ba loại chữ Kanji, Hiragana và Katakana còn kiểu chữ romaji là kiểu chữ không chính thức.

Trước tiên tôi xin đề cập với các bạn chữ Hán ( Kanji): 
 

-Cấu trúc chữ 漢字 gồm 2 phần: Phần bộ và phần âm.
+Phần bộ chỉ ý nghĩa của chữ
+Phần âm cạnh “ Bộ “ là phần chỉ âm đọc của chữ. Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa.
Hoc tieng Nhat online
Xem Thêm : Hoc tieng Nhat online hiệu quả nhanh chóng
 

Tiếp theo là chữ Hiragana (ひらがな) còn gọi là chữ mềm.


- Có hai hệ thống sắp xếp thứ tự hiragana chính, xếp thứ tự theo kiểu cũ iroha (いろは), và kiểu xếp thứ tự phổ biến hiện nay theo gojūon (五十音), bảng chữ âm tiết tiếng Nhật.
bảng chữ cái Hiragana
 
- Chữ cái Hiragana tiếng Nhật thường được sử dụng trong các tình huống sau đây:
+ Tiếp vị ngữ của động từ, hình dung từ, hình dung động từ, như tabemashita (食べました, "đã ăn") hay thường là các bộ phận của trợ từ, trợ động từ như kara (から, "từ" (từ đâu đến đâu)) hay tiếp vị ngữ ~san (さん, "Ông, bà, cô...").
+ Đối với các từ mô tả sự vật đã được người Nhật gọi tên từ lâu, không có chữ Hán tương ứng. Ví dụ: meshi (めし, "thức ăn"), yadoya (やどや, "nhà trọ").
- Trong những trường hợp nói chung là sử dụng kana chứ không dùng kanji, cũng không dùng katakana.
Chữ cái hiragana tiếng Nhật
Chữ cái hiragana tiếng Nhật
 

Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana:


- Là kiểu chữ cứng của tiếng Nhật được tạo thành từ các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc, là kiểu chữ đơn giản nhất trong chữ viết tiếng Nhật.
- Khác với kanji có thể được phát âm theo nhiều cách tùy theo ngữ cảnh (dạng chữ “tượng hình, biểu ý”), cách phát âm của các ký tự katakana (và hiragana) hoàn toàn theo quy tắc (dạng chữ “tượng thanh, biểu âm”).

- Trong tiếng Nhật hiện đại, tiếng nhật katakana thường được dùng để phiên âm những từ có nguồn gốc ngoại lai (gọi là gairaigo). Ví dụ, "television" (Tivi) được viết thành "テレビ" (terebi). Tương tự, katakana cũng thường được dùng để viết tên các quốc gia, tên người hay địa điểm của nước ngoài. Ví dụ, tên "Việt Nam" được viết thành "ベトナム" (Betonamu) (ngoài ra, Việt Nam cũng có tên Kanji là "越南" - Etsunan).
- Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngược lại, đó là cách viết kanji từ những từ vốn được viết bằng katakana. Một ví dụ là từ コーヒー (kōhī), nghĩa là cà phê, đôi khi có thể được viết là 珈琲. Từ kanji này thỉnh thoảng được các nhà sản xuất cà phê sử dụng nhằm tạo sự mới lạ.

 

*Cuối cùng là Romaji (ローマ字, ローマじ)


 - Là hệ thống chữ cái Latinh dùng để ký âm tiếng Nhật. Rōmaji được sử dụng nhằm tạo thuận lợi cho người nước ngoài khi bắt đầu học tiếng Nhật, khi cần nắm tên người và vật ở Nhật Bản mà không biết tiếng Nhật.
 
bảng chữ cái Romaji
 
Năm 1867, nhà truyền giáo người Mỹ James Curtis Hepburn (1815 - 1911) sáng tạo ra hệ thống chuyển tự một đối một từ Kana sang Rōmaji. Đó chính là chữ Rōmaji hệ Hepburn nguyên thủy.


Nhật ngữ SOFL đã chia sẻ 4 bảng chữ cái tiếng Nhật và cách học, các bạn hãy tham khảo và trau dồi tốt kĩ năng tiếng Nhật ngay từ bước học đầu tiên nhé. Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật.

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!

Các tin khác