Thời gian đăng: 27/12/2018 14:10
Khi giao tiếp với người Nhật Bản, sử dụng kính ngữ là điều không thể thiếu. Vậy bạn đã biết cách sử dụng kính ngữ tiếng Nhật chưa? Cùng SOFL tìm hiểu về nét văn hóa đặc biệt này nhé.
1. Kính ngữ trong tiếng Nhật là gì?
Kính ngữ chính là hình thức giao tiếp thể hiện sự tôn kính với đối phương. Trong tiếng Nhật, kính ngữ được chia thành 3 loại chính: Tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và cách nói lịch sự. Người dùng phải phán đoán ngữ cảnh, đối phương, mục đích giao tiếp tiếng Nhật để sử dụng cho phù hợp.
- Tôn kính ngữ (尊敬語): Dùng để chỉ hành động, trạng thái của người trên mình, bày tỏ thái độ kính trọng với đối phương.
- Khiêm nhường ngữ (謙譲語): Dùng khi nói về hành động của bản thân, người quen biết bày tỏ thái độ khiêm nhường.
- Lịch sự (丁寧語): Là từ thể 「です」「ます」. Nếu tôn kính ngữ không thể dùng để nói về hành động, trạng thái của bản thân, thì từ lịch sự có thể dùng cho mọi trường hợp.
Kính ngữ được người Nhật sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp như khi nói chuyện với người bề trên, với đối tác, khách hàng, sempai cùng công ty
2. Cách chia thể kính ngữ trong tiếng Nhật
- Đối với động từ
Cách 1: Thêm từ お vào trước động từ ます、sau đó bỏ ます và thêm になる(なります)
→ Khi chuyển câu sang thể sai khiến, chúng ta bỏ từ になります, và thêm ください vào phía sau động từ.
Ví dụ: 少々お待たせください。Xin hãy đợi một chút ạ.
→ Với những động từ, khi chuyển chúng sang thể sai khiến, chỉ cần bỏ なさいます ở trên và thêm ください vào phía sau.
Ví dụ: ご検討 (けんとう)ください Xin hãy xem xét ạ.
Cách 2: Chia các động từ ở thể bị động
Với cách chia này, chỉ cần chia động từ tiếng Nhật cần chia sang đang bị động là đã thành dạng kính ngữ.
→ Khi chuyển câu sang thể sai khiến, chúng ta bỏ từ になります, và thêm ください vào phía sau động từ.
Ví dụ: 少々お待たせください。Xin hãy đợi một chút ạ.
→ Với những động từ, khi chuyển chúng sang thể sai khiến, chỉ cần bỏ なさいます ở trên và thêm ください vào phía sau.
Ví dụ: ご検討 (けんとう)ください Xin hãy xem xét ạ.
Cách 2: Chia các động từ ở thể bị động
Với cách chia này, chỉ cần chia động từ tiếng Nhật cần chia sang đang bị động là đã thành dạng kính ngữ.
- Đối với danh từ
Trong danh từ để nói về sự vật, sự việc thuộc đối tượng cần sử dụng kính ngữ, bạn chỉ cần thêm お vào phía trước những danh từ thuần Nhật.
Với những danh từ Hán Nhật chúng ta thêm ご vào phía trước danh từ
Đối với tính từ
Tính từ ít được chia sang thể kính ngữ, tuy nhiên nếu phải chuyển các bạn hãy thêm お/ご vào trước tính từ.
Chú ý các cách dùng kính ngữ sai
- Nhầm lẫn trong việc dùng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ
- Dùng kính ngữ cho đồ vật
- Dùng câu mệnh lệnh
- Dùng thể lịch sự cho bản thân
3. Một số kính ngữ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày
さん (san) là kính ngữ thông dụng nhất được sử dụng trên mọi lứa tuổi. さんgần như được ghép với mọi tên gọi, dùng trong cả hoàn cảnh trang trọng lẫn thông tục.
ちゃん (chan) là kính ngữ nhẹ thể hiện cấp độ quý mến. Người Nhật dùng ちゃん nhiều với trẻ em. ちゃん cũng được sử dụng khi nhắc đến một động vật dễ thương, người yêu, bạn bè,....
君【くん】(kun) là kính ngữ dùng để gọi nam giới hoặc gọi thân mật, nó tương tự ちゃん. Kính ngữ này được dùng trong trường hợp thầy giáo giao tiếp với nữ sinh.
様【さま】(sama) là phiên bản của san với thái độ tôn trọng rất cao. Sama dùng chủ yếu chỉ những người có địa vị cao hơn hẳn so với mình, khách hàng, hoặc đối với những người người giao tiếp ngưỡng mộ.
先輩【せんぱい】(senpai) là kính ngữ nhắc đến đàn anh được dùng trong một trường học, đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn, đàn anh
先生【せんせい】(sensei) kính ngữ chỉ giáo viên, chính trị gia, bác sĩ, luật sư,…
氏【し】(shi) kính ngữ dùng trong hình thức văn bản trang trọng, dùng trong các bài phát biểu đề cập đến một người, một đối tượng không quen biết.
殿【との】(Tono), cách phát âm là dono (どの), khi đi cùng với tên gọi, có nghĩa là “chúa tể” hay “chủ soái”. Dùng để nói tới những người có địa vị cao quý
上【うえ】(Ue) mang ý nghĩa là “bề trên”, nhằm biểu thị mức độ tôn trọng cao.
Đừng quên sử dụng kính ngữ tiếng Nhật khi giao tiếp để tạo được thiện cảm và thể hiện sự tôn trọng người đối diện nhé.
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!
Các tin khác
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trượ trực tuyến
1900 986 845