Trong tiếng Nhật, tính từ được sử dụng để miêu tả và thực hiện chức năng bổ nghĩa cho danh từ. Có hai loại tính từ cơ bản là tính từ đuôi “i” - những từ kết thúc bằng âm “い” (chẳng hạn: です (desu) - mới) và tính từ đuôi “na” - Những tính từ có kết thúc bằng đuôi “な” (ví dụ ひまな (himana) - rảnh rỗi). Cùng đi tìm hiểu về hai loại tính từ cơ bản này trong tiếng Nhật nhé!
>>> Xem thêm : Thể phủ định của tính từ trong tiếng Nhật
Kiến thức cơ bản về tính từ trong tiếng Nhật
Trong tiếng Việt và tiếng Anh, khi sử dụng tính từ, chúng ta chỉ cần đưa tính từ phù hợp vào câu. Nhưng trong từ vựng tiếng Nhật, tính từ phải được chia để tùy theo thì của câu, tùy theo tính chất câu (lịch sự hay thông thường).
Tính từ đuôi “い”
Với tính từ đuôi “い” , chúng ta sẽ sử dụng tính từ “おおきい” (Ōkī) có nghĩa là “lớn” để làm ví dụ trong các trường hợp cụ thể.
Trong câu mang tính chất lịch sự
Thì hiện tại:
-
Câu khẳng định: Tính từ + “です” (Ví dụ: おおきいです (Ōkīdesu) )
-
Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “い” ) + “くない です”(Ví dụ: おおきくないです (Ōkikunaidesu) - không lớn )
Thì quá khứ:
-
Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “い”) + “かった です”(Ví dụ: おおきかったです(Ōkikattadesu)).
-
Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “い”) + “くなかった です” (Ví dụ: おおきくなかったです (Ōkikunakattadesu)).
Trong dạng câu thông thường
Khi nói với bạn bè, người thân, người quen, không cần thêm đuôi “です”. Như vậy, ta có:
Thì hiện tại:
-
Câu khẳng định: Tính từ (không cần thêm đuôi “です”(Ví dụ: おおきい (Ōkī)).
-
Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “い” ) + “くない”(Ví dụ: おおきくない(Ōkikunai)).
Thì quá khứ:
-
Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “い”) + “かった”(Ví dụ: おおきかった (Ōkikatta)).
-
Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “い”) + “くなかった” (Ví dụ: おおきくなかった(Ōkikunakatta)).
Tính từ đuôi “な”
Với tính từ đuôi “な”, sử dụng tính từ “しずかな” (Shizukana)- yên tĩnh để làm ví dụ trong các trường hợp cụ thể.
Trong câu mang tính chất lịch sự
Thì hiện tại:
-
Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “です” (Ví dụ: しずかです (Shizukadesu)- yên tĩnh ).
-
Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “じゃありません” (Ví dụ: しずかじゃありません (Shizuka jaarimasen)- không yên tĩnh )
Thì quá khứ:
-
Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “でした”(Ví dụ: しずかでした (Shizukadeshita)).
-
Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “じゃありませんでした” (Ví dụ: しずかじゃありませんでした (Shizuka jaarimasendeshita)).
Trong dạng câu thông thường
Thì hiện tại:
-
Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “だ”(Ví dụ: しずかだ (Shizukada)).
-
Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “じゃない” (Ví dụ: しずかじゃない (Shizuka janai)).
Thì quá khứ:
-
Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “だった” (Ví dụ: しずかだった (Shizukadatta)).
-
Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “じゃなかった“ (Ví dụ: しずかじゃなかった (Shizuka janakatta)).
Trên đây là công thức cụ thể giúp các bạn có thể sử dụng tính từ tiếng Nhật một cách phù hợp. Chúc các bạn vận dụng kiến thức về tính từ trong tiếng Nhật một cách hiệu quả. Nếu có điều gì thắc mắc đừng ngại ngần hãy liên hệ ngay với Trung tâm đào tạo tiếng Nhật SOFL để được giải đáp một cách nhanh nhất các bạn nhé!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!