Đang thực hiện

Những sa lầm nghiêm trọng khi học ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp

Thời gian đăng: 08/10/2018 11:42
Ngữ pháp tiếng Nhật luôn là một trở ngại rất lớn đối với người Việt Nam chúng ta khi học tiếng Nhật. Có rất nhiều bạn đã nản chí và áp lực khi “cày ngày cày đêm” mà vẫn thấy học không hiệu quả. Vậy hãy cùng Nhật Ngữ SOFL đi tìm những lỗi sai khi học ngữ pháp tiếng Nhật và đưa ra những phương pháp học hiệu quả hơn.

Tại sao Ngữ pháp tiếng Nhật khó?

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật ngược lại hoàn toàn so với cấu trúc của Tiếng Việt nên sẽ gây ra rất nhiều sự nhầm lẫn và phân vân khi học, khi viết và khi giao tiếp. Ngữ pháp tiếng Nhật có những đặc điểm sau:
Động từ (動詞 – Dōshi) không chia theo danh xưng, giống số lượng và luôn đứng cuối mỗi câu
Tiếng Nhật không có các đơn vị mạo từ 
Trợ từ được đặt ở cuối từ hoặc cuối các câu để diễn tả sự quan hệ giữa các chữ trong câu hay bổ sung thêm thông tin cho câu hoàn chỉnh hơn
Chủ ngữ và tân ngữ thường được giản lược đi nếu như vế trước đã có hoặc người nghe, người nói đã hiểu chúng là gì trong câu
Có hai thể loại văn trong tiếng Nhật là thể văn thông thường “ふつうけい” và thể văn trang trọng lịch sự “てねいけい ”.
ngu phap tieng nhat so cap
Tại sao ngữ pháp tiếng Nhật lại khó đến vậy?

Những sai lầm nghiêm trọng khi học ngữ pháp tiếng Nhật

Xem nhẹ việc học ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp

Có nhiều bạn nghĩ rằng không nên quá chú trọng vào tất cả ngữ pháp mà chỉ cần nắm được những câu thoại mẫu hoặc những ngữ pháp hay sử dụng để giao tiếp và làm bài tập tiếng Nhật. Vì nghĩ rằng học ngữ pháp chuyên sâu sẽ mất nhiều thời gian, tiến độ học tập sẽ giảm mà lại không có nhiều ngữ pháp được sử dụng trong thực tế. 
Còn có nhiều bạn dù dành nhiều thời gian học tất cả ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp nhưng ngữ pháp nào cũng chỉ nhớ “mang máng”, nhớ sơ sơ và không hiểu rõ cách sử dụng. Càng lên cao, càng phải học nhiều ngữ pháp hơn và cứ thế “chồng chất” nhiều ngữ pháp hiểu “lơ tơ mơ” như vậy, mà không hiểu rõ thì sẽ luôn thấy nó na ná giống nhau, không biết nên sử dụng lúc nào, sẽ dẫn đến dùng sai ngữ pháp khi giao tiếp hoặc viết văn.

Học ngữ pháp tiếng Nhật một cách cứng nhắc

Luôn học thuộc lòng những cấu trúc ngữ pháp và ví dụ kèm theo là cách học truyền thống của rất nhiều người. Tuy nhiên nó chỉ hiệu quả với những bạn muốn học để đi thi. Giống như cách học thuộc bảng chữ cái tiếng Nhật nhưng không sử dụng chúng để viết, để đọc thì bạn cũng sẽ chẳng hiểu bảng chữ cái để làm gì. Bạn chỉ học để với mục đích đi thi, có tấm bằng chứ không có ý định sử dụng chúng trong giao tiếp, như vậy chẳng khác nào đang học “chay” cả. Kiến thức bạn tích góp được sẽ hoàn toàn vô dụng trong cuộc sống và sau một thời gian không ôn lại thì bạn sẽ hoàn toàn quên mất chúng. 
Kết quả là đến khi nói chuyện với người Nhật, bạn lúng túng, chậm chạp không biết sử dụng cấu trúc và từ vựng nào để truyền đạt thông tin mình muốn nói. Đây cũng là cách học thụ động cần tránh xa, học kiểu này bạn sẽ dễ nhầm lẫn các ngữ pháp với nhau và mau quên khi thi xong, dẫn kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật kém. Song song với việc học ngữ pháp bạn cần làm thêm bài tập tiếng Nhật sơ cấp. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể học thuộc ngữ pháp nhưng nhớ chỉ học những gì dễ nhớ nhất và tăng thêm thực hành để ứng dụng được nhiều hơn trong thực tế.
cach hoc ngu phap tieng nhat de nho
Không nên học ngữ pháp tiếng Nhật một cách cứng nhắc

Có ít tài liệu học

Nhiều người lầm tưởng rằng học ngữ pháp chính là việc ngồi một chỗ và cặm cụi ôm sách cả ngày. Hãy thay đổi ngay phương pháp học này vì nó thực sự không tốt cho bạn dù có thể nó đem lại hiệu quả ở một mức nào đó, nhất là đối với những bạn đang học tiếng Nhật chuyên sâu. Thay vào đó, nên tìm thật nhiều  những cuốn sách bài tập chuyên về ngữ pháp sơ cấp, giáo trình bổ trợ học ngữ pháp, tất cả sẽ giúp bạn cải thiện kiến thức hơn rất nhiều.

Nếu bạn đang mắc phải những sai lầm và ở trong tình trạng trên thì hãy nhanh chóng thay đổi ngay cách học tiếng Nhật của mình để quá trình học ngữ pháp tiếng Nhật nói riêng và các vấn đề khác của tiếng Nhật nói chung được diễn ra thuận lợi nhé.

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!

Các tin khác