Đang thực hiện

Thích thú với 3 lễ hội lớn vào tháng 7 của xứ Mặt trời mọc

Thời gian đăng: 01/07/2016 09:19
Càng yêu mến Nhật Bản và tìm hiểu về đất nước này mới thấy ngoài những thành tựu về các mặt kinh tế - xã hội thì văn hóa Nhật Bản cũng phong phú và đa dạng không kém.
Thích thú với 3 lễ hội lớn vào tháng 7 của xứ Mặt trời mọc
Thích thú với 3 lễ hội lớn vào tháng 7 của xứ Mặt trời mọc
 
Chưa có một ai đến thăm Nhật Bản mà lại không nói về ít nhất là một lễ hội của vùng miền nào đó nơi đây. Nhất là những lễ hội lớn tập trung vào mùa hè tháng 6, tháng 7. Cùng trung tâm tiếng Nhật SOFL khởi hành tới Nhật Bản và tìm hiểu 3 lễ hội lớn trong số muôn vàn lễ hội tháng 7 của đất nước này nhé.
 

1. Lễ hội gion Matsuri tại Nhật Bản.


Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất xứ sở hoa anh đào, diễn ra ở Kyoto trong suốt tháng 7 hằng năm. Lịch sử ra đời lễ hội lớn này được kể lại do năm 869, người dân phải chịu một trận đại dịch bệnh nghiêm trọng,  hoàng đế Seiwa đã tới điện thờ Yasaka cùng người dân gửi lời cầu nguyện tới các vị thần. Nhật Hoàng đã cho làm 66 cỗ xe trang trọng tượng trưng cho 66 tỉnh thành để cùng tham gia cầu nguyện và dịch bệnh đã được dập tắt.  Từ đó tới nay, lễ hội Gion được tổ chức thường niên với mục đích làm dịu đi suy nghĩ gây hỏa
hoạn, dịch bệnh và động đất của các vị thần. 

Điểm đang chú ý của lễ hội Gion là cuộc diễu hành có tên gọi Yamaboko Junko vào ngày 17 tháng 7. Trên khắp đường phố, các cuộc diễu hành qua nhiều đường phố từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều của hơn 30 cỗ xe rực rỡ cùng với các giai điệu truyền thống. Có hai loại kiệu và xe rước khác nhau: Yama và Hoko. Hoko là loại xe dài khoảng 25m và nặng tới 12 tấn. Kiệu rước Yama nhỏ hơn và được vác trên vai của
những người tham gia. Thường lễ hội Gion có 25 kiệu rước Yama và 7 Hoko tham gia diễu hành.

 

2. Lễ hội tanabata tại Nhật Bản.


Một trong những lễ hội lớn và lãng mãn nhất trong năm của người Nhật Bản chính là Tanabata được tổ chức hàng  năm vào ngày 7 tháng 7 dương lịch. Truyện kể lại rằng, nàng Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế đã phải lòng một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi. Sau khi được gả cho chàng trai chăn bò vì quá si mê nên 2 người chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả. Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm họ chỉ được phép gặp nhau một lần vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được. 
Khóa học tiếng Nhật online
Xem Thêm : Khóa học tiếng Nhật online hiệu quả mỗi ngày

Điều đặc biệt vào ngày diễn ra lễ hội này là rất nhiều những cành tre tươi được trang trí bằng những mảnh giấy nhiều màu sắc có ghi những điều nguyện ước của mọi người được treo khắp nơi ở Nhật Bản. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
 

3. Lễ hội Obon tại Nhật Bản.


Cũng giống như Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân ở nước ta, Nhật Bản cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương tự, thường gọi là Lễ hội Obon diễn ra vào ngày ngày 15 tháng 7 dương lịch, một số nơi tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hoặc ngày 15 tháng 8 dương lịch. Dù có màu sắc khác biệt, song với ý nghĩa “Linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở về trần thế”, lễ hội Obon vẫn luôn được coi như một ngày lễ tinh thần vô cùng quan trọng, linh thiêng, được người dân khắp các vùng miền trên đất nước coi trọng và gìn giữ. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu, mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.

Trong ngày đầu tiên của lễ hội Obon, người ta treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước căn nhà, đi thăm viếng lăng mộ của người thân đã quá cố và quét dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và mời linh hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu. Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Thông thường, trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.

Tháng 7 đến Nhật Bản vẫn còn nhiều những lễ hội mùa hè khác vẫn đang diễn ra. Đây chỉ là 3 lễ hội tiêu biểu trong vô vàn những lễ hội trải phong phú trải dài khắp các vùng của Nhật Bản. Thử đến Nhật Bản một lần trong đời, tham dự một trong số những lễ hội kia và cảm nhận, bạn sẽ thấy trân quý mảnh đất này cũng như được tiếp thêm động lực để học tốt ngôn ngữ xứ mặt trời mọc mà bạn đang theo đuổi.

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!

Các tin khác