Đang thực hiện

Tìm hiểu về 3 loại Kính ngữ trong tiếng Nhật

Thời gian đăng: 20/02/2019 15:32

Để có được ấn tượng và gây thiện cảm với người đối diện, những người có địa vị, tuổi tác hơn mình… thì sử dụng kính ngữ là điều không thể thiếu, đặc biệt là với đất nước Nhật Bản rất coi trọng lễ nghĩa, văn hóa trong giao tiếp. Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật SOFL xin chia sẻ tới các bạn 3 loại kính ngữ tiếng Nhật thường dùng nhất

 
Kính ngữ tiếng Nhật
Kính ngữ tiếng Nhật
 

1. 尊敬語: Tôn kính ngữ

Tôn kính ngữ dùng để nói về hành động tôn kính khi nhắc tới những người trên mình, có địa vị cao.
Tôn kính ngữ (尊敬語) bao gồm 3 dạng:

1.1 Dạng bị động của động từ biến đổi theo qui tắc nhất định (規則的に変化する動詞)

Cách chia động từ theo dạng bị động
Nhóm 1: Động từ có đuôi いますchuyển qua thành đuôi あれます
Nhóm 2: Động từ ますthêm られます
Nhóm 3: します  ð されます  |  来ます ð  こられます
Ví dụ:
A: 社長は 帰られましたか。
(Giám đốc đã trở về chưa)
B: ええ、もう 帰りました。
(Vâng, giám đốc đã về rồi)

1.2 Gắn お/ご + động từ bỏ ます + になる của động từ biến đổi theo quy tắc nhất định (規則的に変化する動詞)

Chú ý: Cách chia trên không áp dụng đối với các động từ thuộc nhóm 3 ( 来る、する) và các động từ có một âm tiết phía trước đuôi ます như みます, ねます、…
Ví dụ
社長はぜんぜんお酒をお飲みになりません。
(Giám đốc thì hoàn toàn không uống được rượu)
どうぞあちらのいすにおかけになってください。
(Xin mời anh/chị ngồi vào ghế ở đằng kia)

1.3 Một số động từ bất quy tắc

 
Bình thường                                  Tôn kính                                            Ý nghĩa
見る ご覧になる Nhìn, xem
会う お会いになる Gặp
いる、行く、来る いらっしゃる Ở, đi, đến
知る ご存じ Biết
食べる、飲む 召し上がる Ăn, uống
くれる くださる  Gửi, biếu
する なさる
 
 
Làm
言う おっしゃる Nói
着る おめしになる Mặc
寝る お休みになる Ngủ
死ぬ お亡くなりになる Chết

 

2. 謙譲語: Khiêm nhường ngữ

Dùng để nói về hành động của bản thân, có nghĩa tự giảm nhẹ đi cái tôi, những hành động mà mình làm. Nhằm giữ ý tôn trọng khi nói chuyện với người khác, với người có địa vị trên mình, với người mới quen, hoặc khi nói chuyện qua điện thoại

2.1 Gắn お/ご + động từ bỏ ます + する của động từ biến đổi theo quy tắc nhất định (規則的に変化する動詞)

Lưu ý: Tiền tố “お” sẽ hay dùng với những động từ nhóm 1 và 2.
Còn Tiền tố “ご”  thường dùng với những động từ nhóm 3, có dạng danh động từ + します.
Ngoài ra thì có 1 số động từ nhóm 3 lại sử dụng tiền tố お phía trước như: お電話、お食事…
Ví dụ:
お客様に品物をおわたししました
(Tôi đã đưa hàng hóa cho khách hàng rồi)
A[その荷物、お持ちしましょうか」
(Hành lí đó, để tôi mang hộ cho nhé )
「 ありがとうございます。お願いいたします」
(Cảm ơn bạn . Làm phiền bạn quá)
会議の時間が決まったら、ご連絡します。
(Sau khi quyết định thời gian của buổi họp, tôi sẽ liên lạc )


 
Cách dùng kính ngữ tiếng Nhật
Cách dùng kính ngữ tiếng Nhật

 

2.2.不規則に変化する動詞 (Động từ biến đổi không theo quy tắc nhất định )

Một số động từ bất quy tắc được chia theo bảng.
 
普通                                        尊敬語(そんけいご)  謙譲語(けんじょうご)
行く(いく) いらっしゃる
おいでになる
おこしになる
参る(まいる)
あがる
うかがう
来る(くる) いらっしゃる
おいでになる
おこしになる
見える(お見えになる)
参る(まいる)
居る(いる) いらっしゃる
おいでになる
おる
聞く(きく) お聞きになる
お尋(たず)ねになる
伺う(うかがう)
訪ねる(たずねる) お訪ねになる 伺う(うかがう)
言う(いう) おっしゃる 申す(もうす)・申し上げる
 
 
知る・知っている ごぞんじだ
ごぞんじでいらっしゃる
ぞんじる・ぞんずる
ぞんじている・ぞんじあげる
食べる(たべる) めしあがる(召し上がる) いただく(頂く)
着る(きる) おめしになる ーーー
する なさる(なさいます) いたす(いたします)
死ぬ(しぬ) お亡くなりになる(おなくなりになる) 亡くなる(なくなる)
見せる お見せになる お目にかける
ごらんに入れる
見る ごらんになる
ごらんくださる
拝見する(はいけんする)
受ける(うける) お受けになる 承る(うけたまわる)
会う(あう) お会いになる お目にかかる
寝る(ねる) お休みになる ーー
思う(おもう) お思いになる ぞんじる
~ている ~ていらっしゃる
~ておいでになる
~ております
~てくる ーーー ~てまいる
 

 

3. 丁寧形: Thể lịch sự

Thể lịch sự là thể sử dụng “ます”, “です” ở cuối câu
Danh từ thì ta thêm お/ ご vào phía trước.
VD: 仕事 -> お仕事
連絡 -> ご連絡
 
Danh từ và tính từ đuôi na                 Khẳng định                  Phủ định
Hiện tại です じゃありません
Quá khứ でした ませんでした
 
Động từ                 Khẳng định               Phủ định
Hiện tại ます ません
Quá khứ ました ませんでした
 
Tính từ đuôi i             Khẳng định                Phủ định
Hiện tại です くないです
Quá khứ かったです くなかったです
 

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!

Các tin khác