Đang thực hiện

Khám phá lễ hội Obon của người Nhật Bản

Thời gian đăng: 31/07/2019 14:41
Với ý nghĩa tương tự như lễ Vu Lan (Lễ xá tội vong nhân) ở Việt Nam, lễ hội Obon của người Nhật Bản diễn ra vào tháng 7, tháng 8 (tùy địa phương), đây là lễ hội được mong chờ nhất trong mùa thu ở xứ sở hoa anh đào.

Obon là tên viết tắt của Ullambana, có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit có nghĩa là “treo ngược lên” và dùng để chỉ về một sự giải thoát lớn. Người dân Nhật Bản tin rằng vào ngày này những người chết sẽ được giải thoát khỏi khổ cực của việc bị treo ngược lên ở dưới địa ngục bởi những tội ác mà họ đã từng gây ra.

>>> Lễ hội Hanami đón mùa xuân tại Nhật Bản có gì thú vị?


Lễ hội Obon có đến 3 mốc thời gian tổ chức tùy theo địa phương:

    - Bon tháng 7 (Shichigatsu Bon): Ngày 15 – 7 dương lịch
    - Bon cũ (Kyu Bon): Ngày 15 – 7 âm lịch
    - Bon tháng 8 (Hatchigatsu Bon): Ngày 15 – 8 dương lịch

Trong đó Hatchigatsu Bon là lễ hội lớn nhất được tổ chức ở Tokyo và thu hút lượng người dân, khách du lịch tham gia đông đảo.

Vào dịp lễ Obon, mọi người dù có đi đâu cũng đều trở về quê hương của mình, cùng đoàn tụ với người thân trong gia đình để bày tỏ lòng thành kính tri ân, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà. Cũng trong những ngày này, người Nhật cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tu sửa lăng mộ và mời linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã mất về đoàn tụ cùng con cháu. Ở một số vùng, lồng đèn không những được treo ở trong nhà mà còn được treo dọc theo các con đường dẫn vào nhà để hướng dẫn linh hồn người đã mất.
le hoi obon tai nhat
Bánh Khảo trong ngày lễ hội Obon tại Nhật

Đồ cúng của người Nhật Bản là những chiếc bánh khảo làm từ bột gạo nhiều màu sắc cùng những giỏ hoa quả với nhiều loại khác nhau được trình bày vô cùng đẹp mắt.
le hoi obon tai nhat ban

Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người dân tổ chức trong ngày lễ Obon. Quan trọng nhất đó là sự kiện dâng lửa để soi đường cho các linh hồn những người đã khuất trở về trời. Đó là 5 đám lửa sẽ lần lượt được đốt ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ. Những đám lửa này được xếp theo hình của các chữ Hán. Đầu tiên là chữ Đại (Daimonji), tiếp là chữ Diệu (Myo), chữ Pháp (Ho) và chữ Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở trên đỉnh núi nhỏ được gọi là Hidari - Daimonji, gần chùa Vàng.

>>> Xem thêm : Tết Trung thu ở Nhật Bản khác gì so với Việt Nam và các nước Châu Á?

le hoi obon

Trong suốt thời gian tham gia lễ hội, người dân sẽ tổ chức nhiều trò chơi để công chúng tham gia vui chơi giải trí. Thường thấy nhất là cảnh mọi người quy tụ ở những nơi tổ chức chương trình ca múa theo vũ điệu dân gian Bon Odori. Người dân sẽ mặc trang phục yukata (kimono mùa hè) và cùng nhau nhảy múa quanh sân khấu ngoài trời.
tha den long tai le hoi obon

Kết thúc lễ hội, người dân cùng nhau thả đèn hoa đăng trên mặt nước, còn được gọi là nghi thức Togo Nagashi. Đây coi như là lời tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới bên kia sau chuyến viếng thăm của con cháu.

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!

Các tin khác